Phồng đĩa đệm: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Ngày đăng 09/06/2023 09:52

Phồng đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến xảy ra ở cột sống. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với cơn đau bình thường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành thoát vị đĩa đệm cột sống với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng vận động về lâu dài.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Phồng đĩa đệm: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị nhé.

Phồng đĩa đệm là gì ?

phong-dia-dem

Cột sống của chúng ta gồm có nhiều xương đốt sống xếp chồng lên nhau, ở giữa là các đĩa đệm có vai trò ngăn cách các xương không đè nén trực tiếp lên nhau, cũng như hấp thu lực tác động. Đĩa đệm bao gồm nhân nhày ở trong và lớp bao xơ bên ngoài.

Phồng đĩa đệm được hiểu là tình trạng đĩa đệm nằm ở giữa 2 đốt sống bị phồng lên. Mặc dù nhân nhày chưa thoát ra ra khỏi bao xơ nhưng cấu trúc bị thay đổi, sự phồng lên của đĩa đệm ở mức độ nhất định vẫn gây ra áp lực lên các rễ thần kinh và khiến cho người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu.

Phân biệt phồng và thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau: Phồng – Lồi – Thoát vị (nhưng không chèn ép) – Thoát vị đĩa đệm có kèm theo chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. Do đó, có thể nói phồng đĩa đệm là giai đoạn nhẹ của thoát vị cột sống. Và nếu không được phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách thì sẽ tiến triển nặng thành thoát vị, là khi bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các tổ chức xung quanh và gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.

Ở giai đoạn nhẹ, phồng đĩa đệm thường chỉ gây một số khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chủ quan, vì về lâu dài có thể gây thoát vị đĩa đệm. Khi bị thoát vị thì khả năng vận động của người bệnh sẽ giảm sút nhanh chóng, chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm

phong-dia-dem-2

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng phồng đĩa đệm là do nhân nhày bị mất nước và dần khô lại, mất đi tính linh hoạt giống như ban đầu.

Các nguyên nhân chủ yếu gồm: Tác động của quá trình lão hóa tự nhiên; Hậu quả của tai nạn khi lao động, giao thông, tập luyện thể thao; Tính chất công việc thường xuyên ngồi nhiều, mang vác nặng.

Điều trị phồng đĩa đệm

Hiện nay biện pháp phổ biến để điều trị phồng đĩa đệm là sử dụng thuốc kháng viêm hoặc tiêm steroid với mục đích giảm đau. Trường hợp đĩa đệm bị căng phồng sẽ gây ra chứng hẹp ứng thắt lưng có thể được chỉ định phẫu thuật.

Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không thể điều trị được tận gốc căn bệnh. Lạm dụng thuốc cũng có thể ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, gan, thân. Những biện pháp khác là vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống…

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Phồng đĩa đệm: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé !

Nguồn: dụng cụ vật lý trị liệuhttps://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html