Thoái hóa khớp gối là những tổn thương xảy ra ở trên bề mặt của các sụn khớp. Cùng với thời gian, sụn khớp bị hao mòn trở nên mỏng, xù xì, mất dần khả năng đàn hồi, không thể bảo vệ các đầu xương. Những biến đổi ở trên bề mặt khớp, tăng lắng đọng canxi và hình thành nên các gai xương, cuối cùng dẫn tới biến dạng và làm hỏng khớp.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhé.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa 3 xương: Đầu dưới xương đùi, đầu trên của xương chày, và mặt sau xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Nó có vai trò quan trọng, gánh vác trọng lượng cơ thể, thực hiện nhiều chuyển động, do đó rất dễ bị thoái hóa.
Để chẩn đoán thoái hóa khớp các bác sĩ cần theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như thăm khám chi tiết. Bệnh thường được chia thành 3 giai đoạn với các biểu hiện tương ứng:
- Giai đoạn khởi phát: Thoái hóa mới diễn ra, sụn có thể bị tổn thương nhẹ và khoảng cách giữa các xương chưa bị thu hẹp đáng kể. Người bệnh xuất hiện cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi thực hiện cử động. Nhưng cơn đau chỉ thoáng qua và có biểu hiện mơ hồ, người bệnh không chú ý.
- Giai đoạn giữa: Người bệnh bị đau nhiều hơn khi vận động, nhất là nếu chuyển tư thế từ ngồi sang đứng và đi lại, lên xuống cầu thang, cơn đau giảm đi khi được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó có hiện tượng bị cứng khớp vào buổi sáng, thường trong 30 phút, thậm chí lâu hơn.
- Giai đoạn thương tổn: Đây là giai đoạn bệnh tình đã nghiêm trọng, khoảng cách giữa các xương nhỏ dần khiện sụn bị vỡ thêm ra, chất dịch bôi trơn tiết ra ít, các xương xảy ra sự va chạm trực tiếp. Điều này khiến cho người bệnh ngồi xuống, đứng lên khó khăn, nhiều trường hợp không thể lên được cầu thang do khớp bị khô nghiêm trọng. Tiếng động phát ra từ khớp cũng lớn dần.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được chia thành nguyên phát và thứ phát.
Nguyên phát gồm có tuổi tác, di truyền, nội tiết.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình tổng hợp của sụn càng kém. Sau tuổi trưởng thành, các tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp thì khả năng rất cao là con cháu cũng bị bệnh này.
- Nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể: Mãn kinh, đái tháo đường cũng có thể gây nên các bệnh lý liên quan tới xương khớp, cụ thể là thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối thứ phát thường do giới tính, trọng lượng cơ thể, chấn thương, bệnh lý, hệ miễn dịch nhận diện lầm, thiếu rèn luyện, lao động nặng nhọc, ăn uống thiếu khoa học.
- Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở nên thường có nguy cơ bị mắc bệnh viêm khớp nhiều hơn so với nam giới. Do dây chằng trước của đầu gối yếu hơn, cùng với đó là thói quen sử dụng giày cao gót khiến gây nhiều áp lực lên sụn, khiến thoái hóa sớm hình thành và phát triển nhanh.
- Thừa cân: Trọng lượng cơ thể lớn tạo ra áp lực đáng kể lên khớp gối khiến cho sụn khớp nhanh bị mòn và hỏng dần theo thời gian.
- Chấn thương: Chấn thương khi chơi thể thao, lao động có thể khiến gãy xươn bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn – đứt dây chằng… khiến cho sụn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Bệnh lý: Một số bệnh như tiểu đường, thấp khớp, rối loạn chuyển hóa, chứng bàn chân bẹt… đều gây những ảnh hưởng tiêu cực tới xương khớp.
- Hệ miễn dịch phá hủy: Do sụn khớp không được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu mà bởi dịch khớp. Do đó, nó lại không được nhận biết như 1 phần cơ thể. Thay vì vảo vệ, cơ thể chúng ta lại sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
Khắc phục thoái hóa khớp gối với máy tập phục hồi chức năng tay chân.