Giày thể thao có thể được coi là một trong những “must have item” của các bạn trẻ, bất kể là nam hay nữ. Đặc biệt là các bạn nam, thay vì những đôi giày tây thanh lịch, toát lên vẻ trưởng thành thì những đôi giày thể thao lại khiến các nam nam trông trẻ trung và năng động hơn rất nhiều.
Bên cạnh việc làm đẹp và thể hiện phong cách của bản thân, giày thể thao cũng là công cụ không thể thiếu trong luyện tập thể dục thể thao. Vì vậy, để đi giày một cách thoải mái và đem lại hiệu quả tập tốt, chúng ta cần lựa chọn được những đôi giày thích hợp. bài viết sau đây sẽ đưa ra cách chọn giày thể thao phù hợp cho nam:
1. Hiểu rõ bàn chân
Bàn chân của mỗi người đều khác nhau về kích thước, độ dày và form bàn chân. Để chọn được một đôi giày phù hợp, các bạn tìm hiểu kĩ về bàn chân của mình.
Có 3 kiểu bàn chân: bàn chân thông thường, bàn chân lõm và bàn chân bẹt. Phổ biến nhất là kiểu bàn chân thông thường, khoảng 80% dân số có kiểu bàn chân này. Hai loại bàn chân còn lại đặc biệt hơn một chút, các hãng đều có giày riêng để phục vụ.
Khi chọn giày thể thao, cách xác định size phổ biến nhất là đo chiều dài bàn chân. Hãy đo bàn chân mình chính xác nhất có thể và đọ với bảng size của hãng giày mà bạn muốn mua. Hãy thêm 0,5 - 1 cm vào chiều dài chân khi chọn giày để chân đi được thoải mái và vừa vặn khi đi thêm tất.
Chiều rộng bàn chân thường ít được nhắc đến khi chọn lựa giày thể thao. Tuy vậy, đối với những khách hàng có bàn chân bè, rộng sang hai bên. Các hãng giày đã đặt thêm quy ước về ba kiểu rộng bàn chân để khách dễ dàng chọn giày:
- Chân thông thường: Nam (D)
- Chân rộng: Nam 2E
- Chân rất rộng: Nam 4E
Vì quy ước trên không có con số cụ thể, vậy nên khi mua bạn cần ướm theo thực tế để chọn được già vừa chân nhất.
2. Chọn giày theo môn thể thao
Hầu như mỗi môn thể thao đều cần dùng một loại giày với những đặc điểm riêng, ví dụ: bóng đá cần dùng giày đinh, đạp xe cần dùng giày cá, chạy bộ cần dùng giày đế phẳng... Mỗi đặc điểm đều phù hợp với môi trường thi đấu và cách thức vận động của từng môn.
- Các môn thể thao chơi trên bề mặt mềm thường yêu cầu giày có các loại đinh và gai để tăng độ bám.
- Các môn chơi trên bề mặt cứng và phẳng thường cần những loại giày có bề mặt nhẵn, với cao su bám.
3. Quy tắc ngón tay cái
Đây là một quy tắc được rất nhiều người sử dụng và được đánh giá là khá chính xác. Khoảng cách từ mũi giày đến ngón chân nên để thừa một khoảng bằng với bề dày hoặc bề rộng của ngón tay cái (khoảng 0.5 - 1cm). Khoảng cách này sẽ giúp bàn chân người mang được thoải mái nhất trong quá trình sử dụng giày.
4. Độ dày của đế
Độ dày của đế khá quan trọng và ảnh hưởng đến tính ổn định trong quá trình sử dụng. Đế quá cao dễ dẫn đến tình trạng trẹo hay lật cổ chân nếu đi lại không cẩn thận.
Độ dày của đế nên được xác định dựa vào trọng lượng của người mang. Đối với những người béo, nên sử dụng đế dày một chút, bởi trọng lượng co thể lớn cần đế giày êm để tránh gây hại đến các khớp. Ngược lại, những người gầy có thể đi giày thể thao đế mỏng hơn do không cần phân tán trọng lượng.