Phải lưu ý những gì khi tập luyện với máy chạy bộ điện?
Khi luyện tập với máy chạy bộ điện, chúng ta thường đặt ra nhiều mục tiêu, đồng thời cũng vẽ ra viễn cảnh về những thành quả mình đặt được sau những nỗ lực bản thân bỏ ra.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến con đường đạt được thành quả trở nên khó khăn hơn nhiều so với những gì bạn tưởng tượng. Một phần đến từ việc bạn chưa lựa chọn được bài tập phù hợp, một phần đến từ việc bạn chưa luyện tập đúng cách hay có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Dưới đây là những lưu ý khi tập luyện với máy chạy bộ điện giúp bạn nâng cao hiệu quả tập luyện:
1. Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện.
Khởi động là quá trình luyện tập ngắn nhưng lại là yếu tố chính tác động đến hiệu quả luyện tập của bạn. Có khá nhiều người xem nhẹ việc khởi động và nó khiến hiệu quả bài tập chính bị giảm sút. Khởi động giúp bạn làm nóng cơ thể, giúp bạn làm quen với việc vận động, tránh bị chuột rút hay chấn thương trong quá trình tập luyện. Với 5-8 phút khởi động trước khi luyện tập, bạn sẽ thấy hiệu quả luyện tập của mình tăng lên rõ rệt.
2. Làm nóng và hạ nhiệt cơ thể của bạn.
Đi bộ trên máy chạy bộ một vài phút trước và sau bài tập chính là chìa khóa vàng giúp bạn nâng cao hiệu quả luyện tập, gia tăng thể lực và sức chịu đựng của cơ thể. Bạn không nên chạy ngay khi bước lên máy cũng như dừng lại đột ngột bởi nó khiến cơ thể bạn không kịp thích ứng và dễ choáng váng.
3. Chú ý đến tư thế chạy bộ của bạn.
Tư thế chạy của bạn sẽ quyết định hiệu quả luyện tập của bạn. Việc lơ đãng hay quan tâm đến những câu chuyện phiếm trong lúc luyện tập không chỉ dễ khiến bạn gặp chấn thương mà nó còn khiến bạn giảm hiệu quả tập luyện.
Tư thế chạy đúng là giữ cho lưng thẳng, mắt hướng về phía trước, hai tay áp sát vào cơ thể, khuỷu tay vuông gốc 90 độ và đánh tay với biên độ vừa phải. Khi chạy hãy tiếp xúc thảm chạy bằng mũi chân, không chạy bằng cả bàn chân bởi nó khiến chuyển động của bạn nặng nề và mất sức hơn.
4. Hít thở bằng mũi.
Việc hít thở bằng miệng sẽ khiến bạn nhanh mất sức hơn. Hít thở bằng mũi không chỉ giúp bạn bền sức hơn mà việc này sẽ giúp bạn tăng dung tích phổi, nâng cao thể lực.
5. Hạn chế sử dụng tay vịn.
Đối với những người mới sử dụng máy chạy bộ, bạn có thể sử dụng tay vịn để cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên, việc bám vào tay vịn sẽ hạn chế biên độ vận động của cơ thể khiến cho hiệu quả luyện tập bị giảm sút. Do vậy, khi đã quen với việc luyện tập, bạn nên bỏ tay vịn và đánh tay một cách tự nhiên trong quá trình luyện tập.
6. Sử dụng tính năng thay đổi độ dốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng dộ dốc lên 6% có thể làm tăng thêm 70% hiệu quả tập luyện của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên điều chỉnh độ dốc quá 6% nếu bạn không phải là vận động chuyên nghiệp bởi độ dốc cao sẽ gây ra áp lực lớn với xương khớp và dễ khiến bạn gặp chấn thương.
Theo các chuyên gia, chạy bộ đúng cách có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả luyện tập. Vì vậy các bạn hãy tham khảo những thông tin về cách chạy bộ để luôn đạt kết quả tốt nhất.
Tags : tăng chiều cao bằng máy chạy bộ điện, giày chạy bộ có vai trò như thế nào cho người tập.